Sang nhượng là gì? Những điều cần biết khi sang nhượng.

Sang nhượng là gì? Những điều cần biết khi sang nhượng.

Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển hội nhập kinh tế – xã hội như hiện nay, việc các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp – startup, mọi người, đặc biệt là giới trẻ có cho mình nhu cầu tìm kiếm mặt bằng. Bạn có thể tìm kiếm những cửa hàng, shop đang sang nhượng trên những website quảng cáo sang nhượng uy tín như sangnhuong.com.vn, sangnhanh.com, sangnhanh.vn … Có một mặt bằng đúng ý với chi phí phù hợp tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là điều không đơn giản. Vì vậy, mà hình thức sang quán trở nên phổ biến ngày càng phổ biến và được nhiều quý bạn đọc quan tâm.

1. Sang nhượng là gì? 

Hiểu đơn giản đó là hình thức kinh doanh hiện đang phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Vì lý do khi bạn chọn sang nhượng cửa hàng, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian. Thay vì xây dựng hẳn một mặt bằng kinh doanh, mua sắm nội thất và tìm kiếm khách hàng.

Vậy, sang nhượng là người đang sở hữu mặt bằng đó sẽ sang lại cho các bạn, có hợp đồng ký kết. Bạn sẽ sử dụng mặt bằng để kinh doanh theo ý mình. Phổ biến trong sang nhượng cửa hàng thì sẽ bao gồm luôn các cơ sở vật chất tại quán. Và tùy theo chủ sang nhượng, họ sẽ có cung cấp cho bạn thêm các dịch vụ đi kèm về sửa chữa hoặc công thức buôn bán,..

2. Trước khi sang nhượng, bạn nên tìm hiểu lý do

Sang nhượng là gì hiện đang là một từ khóa hot. Bạn tìm kiếm trên Google “sang nhượng hoặc sang quán” sẽ ra được rất nhiều kết quả. Với những lời rao vặt thu hút đến từ chủ quán, bạn rất dễ dàng tin tưởng. Từ đó có thể mang đến những rắc rối không đáng có. Vì thế, tìm hiểu kỹ lý do mà họ sang nhượng là công việc đầu tiên và quan trọng. Sẽ có 2 lý do cơ bản và phổ biến lý giải vì sao họ lại muốn sang:

  • Kinh doanh không tốt và thua lỗ: Với điều này, bạn nên thăm hỏi lại chủ quán cách họ hoạt động để rút kinh nghiệm từ đó. Xem xét lại vị trí mặt bằng, lượng khách hàng xung quanh để có biện pháp thay đổi. Đây cũng là lúc bạn cân nhắc mặt bằng này liệu có phù hợp với mình hay không?
  • Chủ cửa hàng muốn thay đổi lĩnh vực kinh doanh. Không thể quản lý tiếp hoặc di chuyển nơi ở: Để kiểm chứng điều này, sangnhuong.com.vn mách bạn nên thăm dò hàng xóm xung quanh khu vực đó. Họ sẽ cho bạn biết câu trả lời chính xác và khách quan nhất.

3. Kiểm tra và định giá cơ cở vật chất

Khi sang quán, bạn có thể sẽ được sở hữu luôn các cơ sở vật chất. Tùy vào chủ cửa hàng, họ còn có thể cho bạn cả số lượng khách hàng. Không những thế, bạn có thể có công thức nếu bạn sang quán cafe hoặc sang quán ăn và các bí quyết kinh doanh. Nhưng đối với người chưa có kinh nghiệm, bạn rất dễ bị mất tiền. Vì thế, hãy làm theo các bước sau:

  • Phân biệt được đâu là tài sản có sẵn từ chính chủ. Và đâu là tài sản của người đang trực tiếp trao đổi sang quán với bạn.
  • Các tài sản sang nhượng bắt buộc phải được liệt kê trong hợp đồng. Bạn liệt kê càng chi tiết về chất liệu, tình trạng,.. càng tốt nhé!
  • Thống kê lại số lượng và tình trạng vật chất. Từ đó bạn dễ dàng kiểm tra, so sánh và đối chiếu khi cần.
  • Bạn cần trực tiếp đến kiểm tra chất lượng. Để từ đó đánh giá xem chúng có thể tái sử dụng được tiếp hay không.

Sau đó về phần định giá các cơ sở vật chất. Cái này thường bên chủ quán họ sẽ có định giá sẵn trong giá sang nhượng. Bạn nên hỏi kỹ từng khoản, càng chi tiết thì sẽ an toàn cho bạn hơn. Tránh trường hợp bạn sang lại với giá cao mà chất lượng lại không đảm bảo. Đồng thời, đừng quên kiểm tra đường dây điện, nước nữa nhé!

4. Xem xét kỹ các loại giấy tờ hợp đồng và thủ tục liên quan trước khi ký kết

Đây là vấn đề rất nhức nhối, mang nhiều rủi ro nhất trong quá trình sang nhượng. Vì đã có nhiều trường hợp không đọc kỹ hợp đồng hoặc không tìm hiểu kỹ các giấy tờ dẫn đến mất tiền oan và thất bại. Đây là một số giấy tờ bạn cần lưu ý đến:

  • Các giấy tờ liên quan đến chủ cũ: Yếu tố liên quan đến các giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu. Giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực pháp lý có chứng nhận. Các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh.
  • Hợp đồng sang nhượng: Cụ thể như tiền thuê/sang, đặt cọc, thời gian thuê/sang,.. Ngoài ra bạn còn có thể yêu cầu có biên bản chuyển nhượng hợp đồng sang nhượng.

Tránh được các rắc rối về sau, bạn cần làm thêm 1 động tác chính là đọc thật kỹ hợp đồng. Có thể nói là “vạch áo tìm sâu” nhưng càng kỹ tính thì sẽ tốt và đảm bảo cho bạn hơn đấy! Sau đấy thì bạn có thể an tâm đàm phán và ký kết. Bạn cũng có thể mời cả chủ nhà tham gia đàm phán, ký kết. Việc này vừa là cơ hội cho bạn gặp được chính chủ, vừa để đảm bảo quyền lợi.

Với việc kỹ lưỡng nghiên cứu mặt bằng, giấy tờ pháp lý liên quan bạn có thể tự tin sang nhượng cửa hàng để bắt đầu kinh doanh.

Thêm bình luận

190 Phạm Văn Đồng, Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

DANH MỤC SANG NHƯỢNG

ĐĂNG KÝ KẾT NỐI

Kết nối với chúng tôi

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

© 20012 - 2023 sangnhuong.com.vn - All rights reserved.
Nhà
Xe
Đăng Tin
Quán
Nhà Đẹp