(Tổ Quốc) – Được hình thành từ những trải nghiệm thực tiễn và khát vọng cuộc sống, các nghi thức thưởng lãm cà phê tiếp tục tham gia định hình, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội.
Khởi sinh từ vùng đất Ethiopia vào thế kỷ thứ 9, giai đoạn sơ kỳ Trung Cổ, đến thế kỷ 15, cà phê đã phổ biến rộng khắp thế giới Hồi giáo. Trải qua hàng trăm năm, gắn liền với đời sống xã hội tâm linh lúc bấy giờ, cà phê – một thức uống thần thánh, luôn giữ vị trí thiêng liêng trong cuộc sống và văn hóa cộng đồng nơi cà phê hiện diện.
Với những kinh nghiệm khởi thủy từ lúc phát hiện ra cà phê như một món quà của thượng đế ban tặng, rằng những hạt cà phê cháy xém tạo nên mùi thơm khiến tinh thần tỉnh táo, người Ethiopia đem rang hạt cà phê, giã nhỏ pha vào nước để hưởng thiên ân và bàn tán về những lời tiên tri vĩ đại. Theo thời gian, với niềm tin vào thượng đế cùng công năng của cà phê và thể chế xã hội lúc bấy giờ, việc thưởng thức cà phê đã trở thành một nghi thức truyền thống, một nghi lễ tâm linh mang ước vọng thịnh vượng, hòa bình trong nền văn hóa Ethiopia và các quốc gia Ả Rập.
Từ không gian, thời gian, người chủ trì pha chế, trang phục, công cụ, dụng cụ, nguyên liệu cà phê, nước pha, đến các bước chuẩn bị rang, xay, giã, đun cà phê, cách thưởng lãm đều được chọn lọc tỉ mỉ và thực hiện trang trọng như một nghi lễ. Trong đó, người Ethiopia thực hiện nghi thức cà phê với niềm tin sẽ được thượng đế phù hộ cho một đời sống mới với nhiều ý tưởng sáng tạo mới. Người Harar – trung tâm văn hóa, thương mại quan trọng của Ethiopia, thực hiện nghi thức cà phê vào mỗi buổi sáng, dâng kính bình cà phê và cầu nguyện “Bình cà phê ban tặng hòa bình, bình cà phê cho lũ trẻ trưởng thành, cho chúng con thịnh vượng. Xin che chở chúng con trước loài quỷ dữ, cho chúng con mưa và thảo mộc”. Đặc biệt, khi có các sự việc quan trọng trong cộng đồng, cần bàn luận, giải quyết hay quyết định, người Ethiopia sẽ tiến hành nghi lễ cà phê như một sự kiện chính của cộng đồng. Sau khi thưởng thức cà phê, họ sẽ cùng thảo luận, tìm sáng kiến để giải quyết các vấn đề cụ thể. Trong khi đó, cộng đồng người Hồi giáo có niềm tin cà phê là một món quà được Đấng Allah chỉ dẫn thiên sứ Gabriel ban cho nhà tiên tri Mohammed để tiếp thêm sinh lực và sức mạnh tinh thần, chiến thắng những kẻ ngoại đạo. Chính vì vậy, cà phê trở thành một nghi thức văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Hồi giáo, một phần không thể thiếu khi cử hành các nghi lễ tôn giáo và được uống trong các thánh đường, tu viện.
Sau khi phổ biến, đi vào đời sống thế tục của thế giới Hồi giáo, nghi thức cà phê trở thành biểu tượng của lòng hiếu khách, sự hào phóng và ước vọng hòa bình. Nếu người Ethiopia thực hiện nghi thức cà phê bất kỳ lúc nào tại nhà để đón tiếp bạn bè, thể hiện sự tôn trọng, gắn kết thì nghi thức cà phê là phần không thể thiếu trong nghi lễ tiếp đón khách truyền thống Ả Rập. Chủ nhà chọn lọc nguyên liệu cà phê tỉ mỉ, thực hiện các nghi thức pha chế trang trọng và tất cả cùng cầu nguyện đấng Allah rồi thưởng thức cà phê trong không gian Majlis – nơi đặc biệt để trao đổi kiến thức và thảo luận chuyện gia đình, cộng đồng… Mỗi vị khách được mời ba cốc cà phê. Cốc thứ nhất là al-dhaif, đại diện cho hòa bình. Cốc thứ hai gọi là al-kaif, mang ý nghĩa thiết lập tình bạn. Cốc thứ ba gọi là al-saif, tượng trưng cho lòng trung thành và sự bảo vệ. Mời cà phê trong những tách cà phê tinh xảo là cách để người Ottoman tôn vinh phẩm giá của người cùng thưởng thức cà phê với mình. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống các ngành nghề thủ công mỹ nghệ nhằm chế tạo ra những công cụ dụng cụ pha chế mang giá trị nghệ thuật đặc biệt bên cạnh sự phát triển của đời sống văn hóa nghệ thuật với vô số câu thơ, bài hát, tranh vẽ được sáng tác để mô tả cảm xúc của người thưởng thức cà phê và bản sắc văn hóa cà phê.
Cà phê khởi sinh ở Ethiopia, thiết lập văn minh cà phê đầu tiên vào thời cực thịnh của đế chế Ottoman. Đến thế kỷ 17, cà phê du nhập vào châu Âu, lan truyền gần như cùng lúc với hào khí của thời kỳ khai sáng ở Tây Âu. Trong đó, Ý là dân tộc sử dụng cà phê đầu tiên ở châu Âu và cũng là những người cải cách tiên phong cho thức uống này, sáng tạo nên nghi thức thưởng lãm cà phê mới gắn liền với các yếu tố công nghệ và sự tiến bộ khoa học, tạo nên làn sóng văn hóa thưởng lãm mới tại châu Âu.
Từ khi cà phê có mặt tại Venice vào năm 1600 cho đến cuối thế kỷ 19, người Ý thưởng thức cà phê đun kiểu Ottoman hoặc cà phê lọc bằng filter như người Đức, Anh, Pháp. Thế nhưng, với sự hoài niệm và lòng tự hào của một dân tộc, quốc gia từng là trung tâm những nền văn minh tiêu biểu của nhân loại, người Ý nỗ lực sáng tạo phương pháp thưởng lãm mới của riêng họ, định danh hồn dân tộc, phẩm tính quốc gia.
Năm 1930, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ứng dụng năng lượng hơi nước vào cơ giới hóa sản xuất, các nhà khoa học Ý đã nghiên cứu và phát minh loại máy sử dụng áp suất hơi nước chiết xuất tinh chất và hương thơm thuần túy, nguyên bản của hạt cà phê trong thời gian nhanh nhất. Từ đặc tính này, thuật ngữ Espresso ra đời và được đưa vào từ điển Ý với nghĩa “Cà phê có thể phục vụ ngay lập tức và chỉ dành cho bạn”.
Espresso không đơn thuần là thiết bị pha chế, tên gọi một loại cà phê mà đã trở thành phong cách thưởng lãm, một nghệ thuật sống đậm đà bản sắc Ý. Bắt đầu từ sáng chế “Đổi mới máy móc để chuẩn bị và phục vụ ngay đồ uống cà phê”, tiếp đó là văn hóa đứng thưởng thức tại quán, tương ứng với triết lý sống “Fare Meno e Farlo Meglio” được hiểu là khám phá sự vĩ đại trong những điều giản đơn.
Từ tiến trình thăng hoa của phong cách thưởng lãm cà phê, Espresso mang đến cảm nhận về sự vượt thường của con người. Đó là vai trò làm chủ của con người trong cuộc sống, làm chủ quy luật vận hành của tự nhiên, cũng như tạo ra một bối cảnh để con người bộc lộ vị thế và khát vọng bản thân. Chính vì thế, Espresso trở thành biểu tượng của lối sống mới. Sự định danh khác biệt này đã đưa cà phê phong cách Ý trở thành văn minh cà phê tiêu biểu của nhân loại.
Cà phê ở châu Âu thời kỳ đầu chủ yếu phục vụ cho giới thượng lưu, trung lưu và nam giới trong các hàng quán công cộng. Đến năm 1933, việc sáng chế ra ấm Moka Express (Moka Pot) của kỹ sư Luigi di Ponti (1904 – 1993) tiếp tục tạo ra một “cuộc cách mạng” mới trong văn hóa thưởng thức cà phê, giúp cho nhiều người có thể thưởng thức Espresso ngay tại nhà và phụ nữ dễ dàng tiếp cận cà phê hơn.
Ấm Moka không chỉ là một phần quan trọng trong phong cách cà phê Ý, mà còn được vinh danh như biểu tượng của ngành công nghiệp khi sử dụng nhôm để sản xuất các vật dụng nhà bếp, cũng như thiết kế bát giác của ấm mang đặc trưng họa tiết đối xứng hình học đang thịnh hành những năm 1930. Hơn nữa, sự xuất hiện của ấm Moka đã góp phần xóa đi ranh giới thưởng thức cà phê tại hàng quán và tại gia đình, đặc biệt, đem lại sự bình đẳng giới trong việc tiếp cận cà phê.Khởi đầu từ Espresso, ấm Moka… đến các thuật ngữ Cappuccino, Macchiato, Latte… được người Ý sáng tạo nên đã tạo nên một phong cách cà phê Ý riêng, thể hiện được khát vọng định hình dân tộc trong đời sống đương đại để kiến tạo tương lai. Ngay khi cà phê du nhập vào châu Âu, tầng lớp tư bản phôi thai lúc ấy đã hiển dương cà phê như thức uống của “nhân văn thời đại”. Với công năng có thể phát huy sự sáng tạo của trí năng lẫn nhịp độ lao động, cà phê trở thành nguồn năng lượng để thăng hoa trí tuệ lẫn thể chất, mang đến xúc tác cần thiết để kiến tạo xã hội tri thức. Tiến trình liên tục cải tiến phong cách thưởng lãm cà phê, phong cách cà phê Ý đã tiếp nối và vinh thăng nền văn minh rực rỡ của người Ý, định hình và đại diện cho phong cách thưởng thức cà phê toàn châu Âu, biểu tượng của đời sống hiện đại – tân kỳ, đầy sức sống, thống trị thế giới cà phê trong suốt thế kỷ 19. Cùng với sự thăng hoa của cà phê, Ý từ quốc gia yếu nhất châu Âu đã trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất. Nền kinh tế phát triển bùng nổ, những giá trị nghệ thuật tinh thần hồi sinh. Những thành phố có văn hóa thưởng thức cà phê đặc trưng và nổi tiếng như Rome, Venice, Milan, Padua, Torino… trở thành trung tâm vang danh văn hóa Ý.
Phát xuất từ khát vọng về một cộng đồng nhân thế Thành Công – Hạnh Phúc toàn diện Thân – Tâm – Trí, từ những tâm huyết nghiên cứu lịch sử, văn hóa cà phê nhân loại, Trung Nguyên Legend đã và đang sáng tạo, hoàn thiện nền văn minh cà phê Thiền với mong ước đem đến sự tường minh trong tầm nhìn và tâm cảm con người, hướng đến sự cân bằng hài hòa với vũ trụ, tự nhiên và cộng đồng xung quanh. Từ văn minh cà phê Ottoman tôn vinh cà phê là thức uống của tâm linh với những nghi thức thưởng lãm thể hiện ước vọng hòa bình, thịnh vượng theo lẽ của Đấng tối cao, đến văn minh cà phê Roman xem cà phê là năng lượng khai sáng tâm thức, định hình bản thể để kiến tạo tương lai. Văn minh cà phê Thiền với giọt cà phê tỉnh thức mang trong mình triết lý khoảng lùi, cà phê được ví như nguồn ánh sáng dẫn lối con người tìm về sự tỉnh thức, quán thấu sứ mệnh của chính mình để vận hành cuộc đời chính mình theo một cách hài hòa vốn có với những giá trị Chân – Thiện – Mỹ nhất.
Trong hành trình tổng kết quá khứ, quán xét hiện tại và kiến tạo tương lai, Trung Nguyên Legend đã cô lọc và hội tụ tinh hoa 3 nền văn minh cà phê thế giới Ottoman – Roman – Thiền trong từng sản phẩm, dịch vụ, không gian, dự án khác biệt – đặc biệt, đem đến cái nhìn toàn diện về giá trị của cà phê, hướng đến xây dựng một lối sống mới thành công và hạnh phúc cho cộng động nhân loại, Lối sống Cà phê – Lối sống Thành công – Lối sống Tỉnh thức./.
Theo Trí Thức Trẻ